Năm 1956, Bác Hồ đón một vị tổng thống tại khu vườn Phủ Chủ tịch. |
Một số công nhân Nhà máy điện Hà Nội được mời vào mắc đèn điện trên các cành cây giúp Bác. Anh em làm việc suốt ngày, ròng dây dẫn điện lắp đèn nhiều loại màu sắc trên ngọn, trên cành trong các lùm cây. Khoảng 19 giờ 30 cùng ngày, Bác ra vườn thăm anh em. Bác nói: - Các chú bật đèn lên cho Bác xem đi. Sau khi đóng cầu dao, những bóng đèn điện bỗng vụt hiện lên, lung linh như trong một hội hoa đăng. Đồng chí tổ trưởng công nhân điện mời Bác đi xem và kiểm tra. Bác chú ý từng ngọn đèn, từng đoạn dây dẫn đã an toàn chưa, gật đầu tỏ ý hài lòng. Đến một đèn pha chiếu sáng đặt dưới một gốc cây, Bác dừng lại nói: - Ngọn đèn này phải để khuất trong lùm cây, vừa đẹp vừa đỡ chói mắt đồng bào đi qua đường. Bác nhanh nhẹn bước tới ngọn đèn. Đồng chí tổ trưởng Dương Văn Hậu lo Bác vấp ngã vì đôi guốc mộc dưới chân Bác đi trên đường rải sỏi, chạy vội đến: - Bác để chúng cháu làm. Nhưng Bác đã cúi xuống, rất “nghề nghiệp”, hai bàn tay bưng lấy thân ngọn đèn pha giấu vào một lùm cây đinh hương. Ngọn đèn pha mới được đặt, đẹp hẳn lên, người ngoài nhìn vào không bị chói mắt, mà chỉ thấy những tia sáng chiếu qua các kẽ lá hắt lên một màu xanh dịu. TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Lần sau, anh em Nhà máy điện Hà Nội lại được đến Phủ Chủ tịch mắc đèn dây để Bác tiếp khách. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này anh em làm khác hẳn lối treo đèn cũ, như để thưa với Bác “phải luôn luôn đổi mới, không ngừng phát huy sáng kiến” - như lời Bác dạy. Anh em đặt một dây đèn màu từ dưới gốc cây dừa nước lên ngọn rồi tỏa ra các cành, mỗi cành một đèn màu khác nhau. Ở các thân cây có quả đèn màu trắng, cành cây đèn màu xanh, gần quả, một chùm đèn nhỏ màu đỏ. Chếch hai bên đặt hai đèn pha giấu trong lùm cây hắt nghiêng lên. Như lần trước, vừa chập tối, Bác đã đến trước khách, thăm anh em công nhân điện và kiểm tra. Bác khen: - Lần này các chú mắc đẹp đấy. Chắc khách quý của chúng ta cũng sẽ khen… Bác lấy thuốc lá chia cho anh em công nhân điện mỗi người một điếu (sau này được biết là thuốc lá thơm Cu-ba do Thủ tướng Phi Đen Cát-xtrô tặng Bác). Bác chia gần hết hộp thuốc. Một công nhân trẻ, thấy Bác vui, hộp thuốc đã cạn, muốn có kỷ niệm về Bác, mạnh dạn thưa với Bác xin cái hộp. Bác cười và nói: - Các chú đã có phần rồi. Cái hộp này Bác để dành cho các cô để đựng kim chỉ chứ!
MAIKA TOM chích theo (Theo “117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”)
|
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013
CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013
Rượu Phú Lộc
Phú Lộc là tên của một làng nghề nấu rượu truyền thống thuộc xã cẩm vũ huyện cẩm giàng tỉnh hải dương
PHÚ LỘC nằm trên quốc lộ 5b thuộc tuyến quốc lộ từ cẩm giàng về văn thai .nơi đây người dân chỉ biết nấu rượu và chăn nuôi lợn ! Người dân nơi đây cũng không biết nghề nấu rượu của làng mình có từ bao giờ, chỉ nghe kể lại rằng, bà Tổ Nghi Địch xưa kia từng cất rượu ngon để đem tiến Vua .và bà dược người dân nơi đây phong tặng danh hiệu (bà tổ nghề rượu) đền thờ bà đã được người dân nơi đây xây dựng khang trang tại khuôn viên chùa phú lộc
chùa phú lộc (anh maika tom)
Rượu phú lộc đã phải hứng chịu biết bao thăng trầm . Trước cách mạng Tháng Tám, Phú Lộc như cô gái má hồng , lận đận, long đong tưởng chừng không thể tồn tại bởi những chính cấm sản xuât rượu để độc chiếm thị trường của thực dân Pháp. Phụ nữ Phú Lộc không còn là những cô gái bán rượu mà trở thành thợ dệt thảm len xuất khẩu .Nhưng với lòng yêu nghề và muốn gìn giữ nghề rượu được phát triển thịnh vượng người dân nơi đây vẫn ngày đêm cất rượu cho dù bị cấm sản xuất buôn bán của thực dân pháp . và thời này nghề nấu rượu lậu ra đời
.Theo các bậc cao tuổi của làng kể lại khi thực dân pháp cấm sản xuất rượu thì thời này người dân nơi đây vất vả vô cùng . phải đem rượu đi bán vào ban đêm để không bị phát hiện. khó khăn là vậy nhưng người dân nơi đây vẫn cố gắng gìn giữ nghề và đem lại thương hiệu cho nghề rượu tại địa phương
Sau khi miền Bắc được giải phóng, nghề nấu rượu ở đây được phục hồi nhanh chóng. Nấu rượu ngon, tinh khiết, hương thơm nồng, không xốc và không gây đau đầu, đã trở thành truyền thống của người dân nơi đây. Rượu Phú Lộc đặc biệt, chỉ nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng được trồng ở vùng Cẩm Giàng, vốn được mệnh danh là gạo ngon nhất tỉnh, cùng với men rượu cùng với men rượu do người dân tự làm gồm 24 vị Như Quế, Đại Hồi, Tiểu Hồi, Xuyên Khung và các vị thảo dược quý nữa…v v
Còn kinh nghiệm chọn gạo ra sao, nấu cơm ở độ dẻo nào thì vừa, rồi ủ men trong bao lâu thì đem ngâm, điều chỉnh ngọn lửa khi nấu như thế nào cho thích hợp, người dân Phú Lộc thành thạo đến mức điêu luyện. Song , nỗi đau đáu, trăn trở của lãnh đạo xã cũng như người dân nơi đây là làm sao để "đứa con tinh thần" của họ ngày càng được đông đảo mọi người biết đến và vươn xa hơn. Muốn vậy, phải có thương hiệu, có cách quản lý, tổ chức làng nghề kiểu mới…Người dân nơi đây còn chuyền nhau câu thơ ca tụng về nghề rượu như
Hỡi cô thắt đáy lưng xanh
Có về phú lộc quê anh thì về
Phú lộc buôn bán đủ nghề
Sáng đi bán rượu tối về tán men
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan và nhân dân trong làng, tháng 6 năm 2003. Công ty TNHH Rượu Phú Lộc chính thức thành lập và được sở Y tế Hải Dương công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Từ đây, chỉ việc nấu rượu do nguyên liệu, men mà Công ty Rượu Phú Lộc cung cấp, rồi nhập lại rượu thô cho Công ty đểđóng chai, xử lý độc tố…Mấy năm gần đây, sản phẩm rượu thô của Phú Lộc đã được xuất cho Công ty Bắc Âu và Công ty Hapro tức Tổng công ty thương mại Hà Nội. Tại hội chợ Việt Nam EXPO2006 vừa qua và ngày 14/2/2007 tại hội chợ Câu Đối – Hoa và Rượu Tết được tổ chức ở Triển Lãm Văn Hóa Nghệ Thuật Vân Hồ số 2 Hoa Lư, Rượu Phú Lộc đã đạt giải nhì, Rượu Phú Lộc đã được mọi người đánh giá cao về chất lượng cũng như giá thành, mẫu mã nghề rượu được người dân nơi đay gìn giữ và bảo tồn
Chia tay với làng rượu trong tôi còn vương vấn mãi hình ảnh những chú lợn béo tốt, hồng hào do người dân nuôi từ cái rượu mình nấu, những nong cơm nếp thơm lừng đang chờ nguội để ủ men, và tiếng ai đó cất lên giữa đồng lúa xanh tươi trong nắng sớm:
" Rượu Phú Lộc thơm nồng hương nếp
Cho người về vương vấn men say
Mời anh về lại chốn này cùng say"
PHÚ LỘC nằm trên quốc lộ 5b thuộc tuyến quốc lộ từ cẩm giàng về văn thai .nơi đây người dân chỉ biết nấu rượu và chăn nuôi lợn ! Người dân nơi đây cũng không biết nghề nấu rượu của làng mình có từ bao giờ, chỉ nghe kể lại rằng, bà Tổ Nghi Địch xưa kia từng cất rượu ngon để đem tiến Vua .và bà dược người dân nơi đây phong tặng danh hiệu (bà tổ nghề rượu) đền thờ bà đã được người dân nơi đây xây dựng khang trang tại khuôn viên chùa phú lộc
chùa phú lộc (anh maika tom)
Rượu phú lộc đã phải hứng chịu biết bao thăng trầm . Trước cách mạng Tháng Tám, Phú Lộc như cô gái má hồng , lận đận, long đong tưởng chừng không thể tồn tại bởi những chính cấm sản xuât rượu để độc chiếm thị trường của thực dân Pháp. Phụ nữ Phú Lộc không còn là những cô gái bán rượu mà trở thành thợ dệt thảm len xuất khẩu .Nhưng với lòng yêu nghề và muốn gìn giữ nghề rượu được phát triển thịnh vượng người dân nơi đây vẫn ngày đêm cất rượu cho dù bị cấm sản xuất buôn bán của thực dân pháp . và thời này nghề nấu rượu lậu ra đời
.Theo các bậc cao tuổi của làng kể lại khi thực dân pháp cấm sản xuất rượu thì thời này người dân nơi đây vất vả vô cùng . phải đem rượu đi bán vào ban đêm để không bị phát hiện. khó khăn là vậy nhưng người dân nơi đây vẫn cố gắng gìn giữ nghề và đem lại thương hiệu cho nghề rượu tại địa phương
Sau khi miền Bắc được giải phóng, nghề nấu rượu ở đây được phục hồi nhanh chóng. Nấu rượu ngon, tinh khiết, hương thơm nồng, không xốc và không gây đau đầu, đã trở thành truyền thống của người dân nơi đây. Rượu Phú Lộc đặc biệt, chỉ nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng được trồng ở vùng Cẩm Giàng, vốn được mệnh danh là gạo ngon nhất tỉnh, cùng với men rượu cùng với men rượu do người dân tự làm gồm 24 vị Như Quế, Đại Hồi, Tiểu Hồi, Xuyên Khung và các vị thảo dược quý nữa…v v
Còn kinh nghiệm chọn gạo ra sao, nấu cơm ở độ dẻo nào thì vừa, rồi ủ men trong bao lâu thì đem ngâm, điều chỉnh ngọn lửa khi nấu như thế nào cho thích hợp, người dân Phú Lộc thành thạo đến mức điêu luyện. Song , nỗi đau đáu, trăn trở của lãnh đạo xã cũng như người dân nơi đây là làm sao để "đứa con tinh thần" của họ ngày càng được đông đảo mọi người biết đến và vươn xa hơn. Muốn vậy, phải có thương hiệu, có cách quản lý, tổ chức làng nghề kiểu mới…Người dân nơi đây còn chuyền nhau câu thơ ca tụng về nghề rượu như
Hỡi cô thắt đáy lưng xanh
Có về phú lộc quê anh thì về
Phú lộc buôn bán đủ nghề
Sáng đi bán rượu tối về tán men
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan và nhân dân trong làng, tháng 6 năm 2003. Công ty TNHH Rượu Phú Lộc chính thức thành lập và được sở Y tế Hải Dương công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Từ đây, chỉ việc nấu rượu do nguyên liệu, men mà Công ty Rượu Phú Lộc cung cấp, rồi nhập lại rượu thô cho Công ty đểđóng chai, xử lý độc tố…Mấy năm gần đây, sản phẩm rượu thô của Phú Lộc đã được xuất cho Công ty Bắc Âu và Công ty Hapro tức Tổng công ty thương mại Hà Nội. Tại hội chợ Việt Nam EXPO2006 vừa qua và ngày 14/2/2007 tại hội chợ Câu Đối – Hoa và Rượu Tết được tổ chức ở Triển Lãm Văn Hóa Nghệ Thuật Vân Hồ số 2 Hoa Lư, Rượu Phú Lộc đã đạt giải nhì, Rượu Phú Lộc đã được mọi người đánh giá cao về chất lượng cũng như giá thành, mẫu mã nghề rượu được người dân nơi đay gìn giữ và bảo tồn
Dự kiến năm 2007, Công ty sẽ xuất khoản 150.000 lít rượu thô cho các công ty và hy vọng sẽ có nhiều bạn hang tìm đến với rượu Phú Lộc hơn
. Rượu phú lộc còn được người dân chọn làm lễ cưới
Chia tay với làng rượu trong tôi còn vương vấn mãi hình ảnh những chú lợn béo tốt, hồng hào do người dân nuôi từ cái rượu mình nấu, những nong cơm nếp thơm lừng đang chờ nguội để ủ men, và tiếng ai đó cất lên giữa đồng lúa xanh tươi trong nắng sớm:
" Rượu Phú Lộc thơm nồng hương nếp
Cho người về vương vấn men say
Có nhớ em xin hẹn một ngày
Mời anh về lại chốn này cùng say"
bài đăng của MAIKA TOM
lòng yêu nước là gì?
Dân tộc Việt Nam tồn tại được cho đến hôm nay, qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh là nhờ vào lòng yêu nước. Khi các cuộc chiến tranh đã lùi xa nhưng hơn bao giờ hết trước một thời đại mới nhiều sóng gió là cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện lòng yêu nước của mình.
lòng yêu nước là gì? và cách thể hiện lòng yêu nước như thế nào?
lòng yêu nước là gì? và cách thể hiện lòng yêu nước như thế nào?
Thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật to lớn cho Tổ quốc mới là yêu nước Nhưng đâu hiểu rằng lòng yêu nước biểu hiện qua từng hành động, việc làm hằng ngày của mỗi chúng ta. Bạn cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình đó là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước… Lòng yêu nước chân chính không nhất thiết phải hô, hét thật lớn để cho tất cả mọi người biết mà quan trọng là tính tự giác trong mọi hành động, việc làm của mỗi chúng ta.
HỒ CHÍ MINH
hình ảnh sống mãi trong lòng người dân việt nam !! tấm gương của lòng yêu nước
Có những thanh niên nhận thức lệch lạc, họ ngồi một chỗ kêu ca, oán thán với nhau rằng sao Việt Nam lại nghèo nàn, lạc hậu so với các quốc gia khác vậy, một số thì chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, tự do, cá nhân, vô tổ chức. những người đó tự cho mình cái quyền phán xét nhưng lại không có tí trách nhiệm nào với cộng đồng, xã hội
.Là một thanh niên mang trong mình trái tin hồng đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đừng ngần ngại gì để thể hiện tình yêu với đất nước, hãy là lá cờ đầu, xung phong trên những trận tuyến cần chúng ta. với những bạn trẻ đang lầm đường, tôi tin rằng đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội.
Với hành trang là tinh thần yêu nước, tuổi trẻ đã, đang và sẽ đưa đất nước đi lên theo lời dạy của Bác, đi theo tiếng gọi của Đảng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)